Vải thun lạnh là chất liệu quá đỗi quen thuộc đối với người mặc quần áo. Đặc biệt hơn vải thun lạnh cực kì phổ biến trong ngành may mặc, thời trang. Có rất nhiều ưu điểm không thể kể hết về vải thun lạnh. Thế nên không khó hiểu khi nó ngày càng được tin dùng và sử dụng rộng rãi hơn.
Vậy vải thun lạnh là gì?
Được đánh giá là top 1 loại vải được dùng phổ biến trong thể thao. Với thành phần từ sợi PE (100% nguyên chất), khả năng co giãn cao. Sản phẩm vải khi sờ sẽ thấy rất mát tay và đặc biệt là không bị xù lông trong quá trình sử dụng.

Vải thun lạnh là gi? chi tiết các sản phẩm minh họa
Loại sợi PE này khi chọn may đồng phục áo thun và tất vớ thì sẽ không bị nhăn vải khi sử dụng.
Thời điểm hiện tại, rất nhiều công ty may mặc sử dụng thun lạnh để để in chuyển nhiệt. Nhằm sản xuất những mẫu áo có mằu sắc đẹp và độ bền cao. Đây cũng là chất liệu được hàng đầu để may đồng phục thể thao, áo khoác chống nắng cho mùa hè.
Đọc thêm: Vải thun cá sấu là gì? A – Z phân loại, nhận biết, bảo quản 2021
Vải thun lạnh có thực sự là mát?
Không phải ngẫu nhiên mà nó có tên là “thun lạnh” nhé các bạn. Bởi vì chất vải này thực sự đem đến cảm giác mát lạnh cho người mặc. Thậm chí người đứng cạnh cũng cảm nhận được vẻ mát của nó.
Điểm vượt trội về thấm thoát mồ hôi siêu tốc chính là yếu tố tại sao áo đi biển, đồ thể thao thường được may bằng vải này
Thành phần của vải thun lạnh

thành phần từ vải thun lạnh chủ yếu từ PE
Trên thị trường hiện nay, các loại vải thun lạnh đều được dệt từ sợi PE (100% polyester hoặc nylon). Và thường pha thêm một phần Spandex được chia theo tỷ lệ 2% – 5% để gia tăng độ co giãn và mềm mịn của vải. Chính việc pha theo tỉ lệ này đã giúp cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng hơn về độ bền cao khi dùng.
Ưu điểm và nhược điểm của vải thun lạnh
Dù cho loại vải nào có ưu việt đến đâu thì cũng không thể hoản hảo được. Thế nên vải thun lạnh vẫn có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể:

Ưu nhược điểm của vải thun lạnh được kiểm chứng qua kéo dãn
Ưu điểm:
- Tạo ra được cảm giác mềm, mịn và mát lạnh khi sờ. Đồng thời tạo sự thoải mái, năng động cho người mặc.
- Loại vải này là hầu như không nhăn và dễ dàng giặt sạch dẫu cho mồ hôi có nhễ nhãi đầy người.
- Được cấu tạo từ sợi tổng hợp nên vải ít khi bị nấm bám vào.
- Khả năng thoát ẩm, thoát mồ hôi siêu tốc nền khi giặt nhanh khô. Qua đó có thể mặc lại được trong thời gian ngắn.
- Chi phí, giá cả của thun lạnh khá rẻ, và nguồn cung dồi dào.
- Mẫu mã và màu sắc của vải đa dạng đủ cho người dùng thoải mái lựa chọn.
- Độ co giãn rất tốt, ít bị nhăn nhúm khi dùn. Dù sử dụng một thời gian dài cũng không bị xù lông.
Nhược điểm của vải:
Bên cạnh các ưu điểm nổi trội mà vải thun lạnh đem lại vẫn thì vẫn có nhược điểm đáng chú ý:
- Vì chất liệu chính được làm từ sợi PE nên mặc lâu dưới nắng gắt sẽ rất nóng. Do đó, thun lạnh chỉ phù hợp với các đồng phục có size rộng như tank top, oversize, áo thun form đứng,…
- Chịu nhiệt kém nên khá là khó khăn khi in hình lên áo đối với loại vảy này (trừ phương pháp in kéo lụa)
- Vậy nên các xưởng may đồng phục còn lựa các loại vải thường dùng khác trong may mặc để đa dạng hóa sản phẩm của mình.
Cách nhận biết vải thun lạnh

nhận biết vải thun lạnh bằng cách sờ vải
Để chọn được vải thun lạnh chất lượng khi may mặc. Bạn cần nắm rõ cách nhận biết loại vải nếu không muốn mua nhầm hàng giả.
Đối với nhiều người thiếu kinh nghiệm, đây có lẽ là thử thách khó khăn. Tuy nhiên nếu bạn nắm rõ những nguyên tắc dưới đây. Bạn sẽ không còn phải bối rối nữa đâu.
Cách nhận biết:
- Hãy chạm tay lên bề mặt vải. Nếu thấy vải mướt tay, mềm mịn và thấy vải sáng nhẹ là có vẻ rất Ok rồi đó.
- Tuy nhiên, để chắc ăn, bạn có thể đưa vải ra ánh sáng để soi rõ độ đều khi dệ vải. Nếu thấy bề mặt vải láng mịn, đầu nhau không nổi cộm lốm đốm là vải chất lượng.
- Dùng tay kéo vải về nhiều hướng khác nhau. Nếu vải trả về hình dáng ban đều theo thời gian ngắn là vải chất lượng.
- Bạn hãy kiểm tra độ thấm hút của vải. Nếu vải không thấm nước hoặc thấm rất ít là vải chất lượng.
- Bạn cũng nên kiểm tra độ chuyển màu giữa rìa mép vải và bên trong có đều không? Nếu đều thì mới là vải chất lượng.
Với những cách nhận biết chi tiết như trên, bạn đã có thể tự nhận biết đúng vải rồi nhỉ?
Cách bảo quản vải thun lạnh hiệu quả nhất.

bảo quản vải thun lạnh bằng cách giặt tay trong nước giặt pha loãng
Mỗi loại vải đều có cách bảo quản riêng để bảo toàn chất lượng vải trong thời gian dài. Với thun lạnh cũng thế bạn cần nắm rõ những lưu ý sau nếu muốn sử dụng trong thời gian dài.
Cách bảo quản:
- Vì là loại vải có nhược điểm thấm nước kém nên ưu tiên sẽ là giặt tay hoặc giặt máy trong thời gian ngắn.
- Mặc dù vải ít khi bị mốc nhưng một khi bị mốc sẽ rất khó tẩy. Nên hãy tránh xa những nơi ẩm mốc và hạn chế ngâm quần áo quá lâu.
- Khi là ủi vải thun lạnh bạn nên căn chỉnh nhiệt độ phù hợp. Không nên để nhiệt độ quá cao sẽ làm co rút sợi vải.
- Hạn chế dùng máy sấy khô nếu không thực sự cần thiết. Vì nếu sấy quá nhiều ở nhiệt độ cao sẽ chất vải sẽ nhanh giòn và mau hỏng.
- Không nên đổ trực tiếp chất dặt chưa pha lên quần áo vì sẽ làm áo mau bị mục và hỏng.
- Nên phơi quần áo từ thun lạnh ở nơi thoáng mát để đạt độ bền cao.
Ứng dụng của vải thun lạnh

Ứng dụng vải thun lạnh trong sản xuất đồng phục thể thao
Vải thun lạnh vẫn là lựa chọn tuyệt vời mỗi khi hè về. Ứng dụng của vải thun lạnh có thể kể đến:
- Vải thun lạnh dùng để may đầm, chân váy, đồ bộ, đồ ngủ… với nhiều kiểu dáng khác nhau, mới lạ.
- Đối với nam giới áo vải thun lạnh là đồng phục thể thao không thể thiếu của các chàng mỗi khi muốn chơi thể thao hoặc tập Gym.
- Các em nhỏ cũng là khách hàng thân thuộc đối với thun lạnh qua các sản phẩm: áo xẻ nách, đồ bộ hoạt hình, đồ bộ thể thao,…
Qua bài viết đã chia sẻ chắc bạn đã hiểu rõ về “vải thun lạnh là gì” và yêu thích nó hơn rồi đúng không? Hãy thường xuyên ghé thăm website để được chia sẻ những kiến thức bổ ích nhé.
Đọc thêm: Khám Phá 6 Đặc Điểm Ưu Việt Của Vải Bamboo (Vải Sợi Tre)