Để in các hình ảnh lên áo có nhiều cách để thực hiện như: in lụa, chuyển nhiệt, in kỹ thuật số,….Rất nhiều kỹ thuật đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu in nhanh hơn, in đẹp hơn. Tuy nhiên, đến nay in lụa vẫn có chỗ đứng và hướng phát triển cho riêng mình. Một trong hướng phát triển đó là in lụa áo thun.
In lụa là gì?
In lụa hay in kéo lụa là 1 dạng kỹ thuật in lưới thủ công. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì lúc mới khai sinh ra các bản lưới của khuôn in được làm bằng lụa. Trải qua thời gian cải tiến, bản khuôn in mới được thay thế bằng chất liệu khác như: vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại.

In lụa trên áo thun, trên vải là một dạng của in lưới
Mặc gì là thủ công đơn giản nhưng sản phẩm của in lụa trên vải vẫn đẹp mắt và có độ tinh xảo cao. In kéo lụa có thể áp dụng trên nhiều sản phẩm khác nhau như: vải dệt, thiệp cưới, tranh thêu , in lụa áo thun, v.v….
Nguyên lý của kỹ thuật in lụa áo thun
In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, theo đó: mực in sau khi được cho vào lòng khuôn in sẽ được gạt từ trên xuống dưới bằng lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao cao su, mực in chỉ thấm 1 phần qua lưới để bám vào bề mặt vật cần in. Qua đó cho thấy mực in là vấn đề vô cùng quan trọng để đạt kết quả tốt khi in kéo lụa.
Các loại mực in sử dụng trong in lụa áo thun
Mực in nước gốc:

kho mực in gốc nước sử dụng trong in lụa áo thun
Mực được dân in biết đến nhiều nhất trong in kéo lụa là mực nước gốc. Mực nước gốc được ưu ái vì có nhẹ mùi, dễ pha loãng, đặc tính mực mềm mại. Do đó sẽ sử dụng được với nhiều loại vải khác nhau.
Mực in gốc dầu:

kho mực in gốc dầu sử dụng trong in lụa áo thun
Mực in gốc dầu được điều chế, chiết xuất từ dầu mỏ nên mới có tên gọi như vậy. Đặc trưng của mực in gốc dầu là có mùi nặng hơn mực in gốc nước. Tuy nhiên nó có độ bám cao hơn nên phù hợp khi in các loại vải đen hoặc sậm màu
Quy trình in lụa áo thun, quần áo, vải vóc
Kỹ thuật in lụa là sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn của 4 quy trình:
- Quy trình 1: Chụp film
- Quy trình 2: Chụp bản
- Quy trình 3: Tiến hành in lụa
- Quy trình 4: Phơi và hoàn tất quy trình in
Đọc thêm: Quy trình in áo thun hiện đại tại xưởng in áo thun Hà Nội nổi tiếng
Đánh giá kỹ thuật in lụa trên vải vóc, quần áo
Không chỉ kỹ thuật in lụa mà bất cú kỹ thuật in nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó tùy theo như cầu in ấn mà bạn sẽ chọn kỹ thuật in cho phù hợp với mình nhất.
Sau đây là những ưu khuyết điểm của kỹ thuật in kéo lụa mà bạn nên biết trước khi quyết định chọn nó hay không.
Ưu điểm:
- Áp dụng in được gần như mọi loại vải như áo thun, áo sơ mi, áo nỉ,…
- Chi phí khá rẻ nếu in với số lượng lớn như: in áo gia đình, áo nhóm, áo đồng phục công ty, áo đi biển.
- Màu in ít bị bạc sau nhiều lần giặt.
- Hình in sáng bóng, nổi trên bề mặt rất đẹp
Nhược điểm:
- In lụa gặp nhiều hạn chế khi gặp các hình in đa màu sắc và có nhiều chi tiết nhỏ.
- Ngoài ra các mẫu áo thun sậm màu khi in sẽ tốn khá nhiều thời gian in hơn.
Với những ưu khyết điểm đã kể chi tiết ở trên. Nếu quý khách hàng vẫn muốn in lụa áo thun thì hãy nhanh tay liên hệ với Serengiti Breed để được báo giá cạnh tranh nhất nhé.
Serengiti Breed đã đầu tư máy móc thay cho in lụa áo thun thủ công để đạt được chất lượng in tốt nhất cho khách hàng.
Xem thêm: In chuyển nhiệt – Toàn bộ kiến thứ đầy đủ nhất 2021